Banner tư liệu

3b26ed49-d4a1-ed11-bd9a-f3f6d934537e

Lịch sử Phật giáo

Kinh điển

  • Sáu nguyên tắc sống chung an lạc
    Sáu nguyên tắc trên nói rõ nếp sống tu học hướng thiện của mỗi Tỳ-kheo thành viên, gián tiếp tạo nên nếp sống tương ái, tương kính, hòa đồng, hòa hợp, nhất trí trong tổ chức Tăng già. Đáng chú ý rằng khi mỗi thành viên của Tăng già thể hiện đầy đủ sáu nguyên tắc này trong đời sống tập thể thì bản thân người ấy sẽ tìm thấy tiến bộ lợi ích an lạc, đồng thời góp phần tạo nên không khí lợi ích an lạc ở trong Tăng già.

  • Kinh Ðiềm Lành - Mangala Sutta
    Khi xúc chạm việc đời; Tâm không động, không sầu; Không uế nhiễm, an ổn; Là điềm lành tối thượng.

  • Lý luận dịch kinh của các đại sư Trung Quốc
    Lý luận dịch kinh là quy ước dịch kinh của giới Tăng lữ do tham dự công việc thực tế lâu ngày rồi đúc kết thành những nguyên tắc. Qua thời gian, những nguyên tắc này dần dần được điều chỉnh hợp lý, chẳng hạn Đạo An có “ngũ thất bản, tam bất dị”, Ngạn Tôn có “bát bị”, Huyền Tráng có “Ngũ Chủng bất phiên”, Tán Ninh có “Lục Lệ”.

Giới luật

  • Mười điều tâm niệm
    Tình đời dẫu chẳng ai muốn trở ngại, nhưng cố gắng chấp nhận thì những trở ngại ấy hiện ra, thân tâm ta nhờ đã nung luyện trước trong đó, nên các thứ ma, mọi thứ ác, hết thảy trở ngại không thể khuynh đảo hay cản trở được nữa. Như vàng ở trong lò lửa, lửa nung vàng, nhưng vàng lại nhờ đó mà thành vật dụng ...

  • Con đường mười nghiệp lành
    Người có phước muốn gì được nấy, còn người vô phước thì muốn mà không được. Người không hiểu lý nhân quả đổ thừa cho may rủi là trốn trách nhiệm, tự cao ỷ tài khi làm được việc, oán trách khi thất bại. Thế nên người Phật tử chân chánh phải có nhận định đúng với đạo lý, lúc nào cũng biết không có việc gì ngẫu nhiên đến, mà do phước nghiệp đời trước, cho nên cố gắng làm lành để vun bồi thêm phước đức.

  • Năm giới - Một nếp sống an lạc hạnh phúc
    Điều quan hệ là chúng ta cố gắng đem áp dụng năm giới này của đức Phật vào đời sống cá nhân của mình, của gia đình mình. Có áp dụng như vậy, chúng ta mới xây dựng một xã hội văn minh và lành mạnh, thực sự hạnh phúc và an lạc.

Luận điển

  • Thiên thân Tịnh Độ luận
    Làm thế nào chúng ta quán chiếu và đánh thức niềm tin? Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hành và hoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc, cùng thấy Đức Thế Tôn Di Đà.

  • Ý nghĩa chữ Không trong Trung Quán
    Thuyết cứu cánh không cũng có thể gọi là thật tướng, thật tánh, chân thật. Vì tánh của chư pháp là cứu cánh không, bây giờ trả về bản lai của nó là không, không tăng, không giảm, nhưng không phải là hư ngụy điên đảo, cho nên có thể gọi nó là chơn là thật.

  • Hạnh Ðầu-đà của con đường thanh tịnh
    Khi vị ấy thấy dù khổ hạnh hay không, thiền- quán vẫn tiến, thì nên tu khổ hạnh vì lòng thương tưởng đến hậu lai. Và khi vị ấy thấy, dù tu khổ hạnh hay không, đề tài thiền quán vẫn không tiến bộ, thì vị ấy vẫn nên tu khổ hạnh, để tạo một thói quen tốt cho tương lai.

Nghiên cứu tham luận

  • Tọa đàm kỷ niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân
    Chiều 27/5/2023 (09.4 Quý Mão) tại Hội trường Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, Huế); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh phối hợp cùng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
  • HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương
    Trong giây phút này, chúng ta hướng tâm về Thánh tượng tôn nghiêm của Đức Từ phụ, nguyện dâng lên Ngài phẩm vật cúng dàng thiết thực và cao quý nhất chính là chí nguyện phát tâm phụng sự, dấn thân mang giáo Pháp vi diệu của Thế tôn vào đời để Phật hóa thế gian. Dù xuất gia hay tại gia, người đệ tử Phật cần ý thức trách nhiệm về tinh thần xây dựng, củng cố Tăng đoàn – Giáo hội bằng chất liệu hòa hợp và thanh tịnh; hãy lên đường với ba phẩm chất cao quý, Đại Hùng – Đại Lực – Đại Từ Bi, để chuyển tải thông điệp hòa bình và an lạc mà Bậc Thầy của ba cõi, Đạo sư của muôn loài đã trao truyền nhằm kiến tạo thế giới an lạc.
  • Tham luận: "Kỷ cương để hoàn thiện bản thân là nền tảng của sự ổn định và phát triển Giáo hội"
    Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức diễn ra vào ngày 28 – 29/11/2022 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô, Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.091 đại biểu. Tham dự Đại hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bài tham luận với chủ đề "Kỷ cương để hoàn thiện bản thân là nền tảng của sự ổn định và phát triển Giáo hội"; bài tham luận được HT.Thích Huệ Phước, UV HĐT GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT.Huế trình bày tại Đại hội vào chiều 28/11/2022.
  • Văn tưởng niệm Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn của GHPGVN
    Hôm nay, nhân lễ kỷ niệm 714 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, nhân dân Việt Nam, con cháu Tiên Rồng xin đốt nén tâm hương, ngũ phần đỉnh lễ dâng lời tưởng niệm chân thành, tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đỉnh lễ Lịch đại Tổ Sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh Non thiêng Phật Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở.
    << < 1 2 3 4 5 > >>  

Tư liệu Phật giáo Huế 1963

  • Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam năm 1963
    Trong những ngày pháp nạn, Bà đã cải trang giấu mình lại làm bà Cao Xuân Xang cùng Sư bà Diệu Huệ vào Sài Gòn để mở cuộc họp báo “từ” ông Bửu Hội vì ông Bửu Hội theo ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chống lại Phật giáo.
  • CIA báo cáo Tổng Thống Mỹ về cuộc thảm sát Huế 1963
    Vài ngày sau cuộc thảm sát ở đài phát thanh Huế, bản phúc trình này được Sở Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ trình lên các cấp cao nhất trong chính phủ Mỹ -- trong đó có Tổng Thống Mỹ, Phó Tổng Thống Mỹ, nhiều Bộ Trưởng trong nội các chính phủ, và các cấp cao nhất về quốc phòng và tình báo.
  • Từ một kỷ niệm xa
    Khi tôi trở lại Huế, mắt tôi không thấy những xôn xao, như tôi nghĩ, trong thành phố và giữa trường Đại học, vốn muôn thuở hiền lành; nhưng tai tôi đón nhận không biết bao nhiêu là tin tức từ mọi nơi, từ mọi giới, thầm thầm thì thì, rồi giục giã, thôi thúc.
  • Tư liệu 1963: "Chùa Từ Đàm bị phong tỏa" của Tâm Chánh
     “Thầy trò cùng cười khóc với nhau, cảnh tượng này không khi nào có lại được nữa, và cũng không khi nào có thể quên được!!”
    << < 1 2 > >>  

Thơ văn sáng tác