menu_open

Lịch sử Phật giáo

  • Tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308)
    Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
  • Đức Phật và tương lai Phật Giáo
    Chữ Dharma mà Đức Phật trình bày hàm chứa một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Đức Phật thực sự đã loại bỏ hẳn yajna và cả yaga, không xem các thứ ấy là nền móng của tôn giáo. Thay vì sử dụng karma, hay nghi lễ, để làm nòng cốt cho Dharma, thì Đức Phật lại đem thay vào đó vai trò của đạo đức. Chữ dharma mang các ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau tùy theo trường hợp thuộc giáo lý của Đức Phật hay thuộc quan niệm của các vị thầy Bà-la-môn.
  • Đại sư Trí Khải và Thiên Thai Tông
    Nhân vật lỗi lạc đó, tại Trung Hoa, trong môi trường Phật giáo đang phát triển rầm rộ nhưng đa phức đó là Đại sư Trí Khải (538-597), một nhà tư tưởng đã hệ thống hóa toàn bộ giáo pháp của Đức Phật, môt triết gia Phật giáo vĩ đại ngang hàng với Long Thọ bên Thiên Trúc với triết thuyết Tam đế đặc biệt của ngài.
  • Trung tâm Phật giáo Phù Nam
    Trong khoảng trên, Phù Nam là một vương quốc giàu mạnh ở vùng Đông Nam Á, và cũng là một nhà nước Ấn Độ hóa đầu tiên và quan trọng nhất ở vùng này. Về mặt tôn giáo, đầu tiên nước Phù Nam theo đạo Bà la môn về sau theo đạo Phật. Thế kỷ V, VI là giai đoạn thịnh đạt của đạo Phật, Phù Nam bấy giờ giữ vai trò trung tâm chuyển dịch lớn của Phật giáo về phía Đông.
  • Chính sách nội trị và ngoại giao của nhà Tiền Lê qua thi pháp của thiền sư Đỗ Pháp Thuận
    Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là người được vua Lê Đại Hành kính trọng vào bậc nhất trong số các vị thiền sư lúc bấy giờ, vua thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư. Không những thế, vua Lê Đại Hành đã đặt hết niềm tin ở thiền sư Pháp Thuận khi đem việc văn thư giao phó cho Sư”, đặc biệt là vua Lê Đại Hành đã tham vấn nhà sư về vận nước, nghĩa là vấn đề sinh tử, tồn vong của triều đại (triều Tiền Lê).
  • Thiền sư Khuông Việt với hai triều Đinh, tiền Lê
    Khuông Việt là một trong những Thiền sư tiêu biểu nhất trong kỷ nguyên đầu độc lập của dân tộc. Trong mối quan hệ với triều Đinh, Tiền Lê, Thiền sư Khuông Việt luôn nhất quán mục tiêu hạnh phúc cho nhân dân, lợi ích cho dân tộc lên hàng đầu. Ông không nhưng là một vị cao tăng đắc đạo mà còn là một nhà chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao khôn khéo, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông thật xứng đáng với danh hiệu Khuông Việt (phò tá nước Việt) mà vua Đinh Tiên Hoàng đã ban tặng.
  • Tìm hiểu Thiền sư Từ Đạo Hạnh qua văn khắc chuông chùa Thầy (Thiên Phúc tự)
    Thiền sư Đạo Hạnh là một danh sư đời Lý, có công lớn đối với triều đình. Công đức của ngài được ghi lại nhiều trong Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử lược, Ðại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược v.v...
  • Giá trị về văn hóa của triết học Phật giáo thời Lý và ý nghĩa lịch sử
    Trong tiến trình phát triển của loài người, Ấn Độ được biết đến không chỉ là một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại, mà đó còn là nơi xuất của phật giáo, là tư tưởng, triết lý về thế giới quan, nhân sinh quan trong thế giới cổ đại Ấn Độ. Tư tưởng, triết lý ra đời từ mấy nghìn năm trước đó đến nay vẫn còn có ảnh hưởng sâu rộng ở các dân tộc Á Đông, trong đó có Việt Nam.
  • Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt
    Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần với tinh thần tùy tục, tùy duyên, hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, nhập thế hành đạo nên đã sản sinh ra những thiền sư luôn luôn hướng về cuộc sống, hoà nhập với cuộc đời. Điều này còn cắt nghĩa tại sao ở ta thời nào cũng có những vị thiền sư tận tuỵ hy sinh cho đất nước, cho dân tộc và nhiều ngôi chùa lại thờ các vị anh hùng cứu nước, anh hùng văn hóa.
  • Văn bia chùa Huế (thành phố Huế) thể hiện tiến trình phát triển Phật giáo ở Đàng Trong
    Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, văn bia chùa trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 70 bia, trong đó, chỉ riêng Thành phố Huế và vùng phụ cận có đến 55 bia. Nếu tính theo diện tích tự nhiên thì Thành phố Huế là nơi tập trung nhiều nhất những ngôi chùa, đồng thời cũng là nơi tạo và giữ văn bia nhiều nhất.
  • Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp truyền vào Việt Nam như thế nào
    Những sử liệu đã dẫn đủ để cho chúng ta kết luận được rằng các nhà sư Ấn Ðộ đã trực tiếp đến nước Việt Nam để truyền bá Phật Giáo và do đó trung tâm Phật Giáo tại Luy Lâu đã được thành lập, hiện nay còn nhiều di tích trong đó có chùa Dâu là một trong những trung tâm Phật Giáo rất quan trọng trong những thế kỷ đầu công.
  • Rhys Davids và Hiệp hội Thánh điển Pàli ở Anh Quốc
    Rhys Davids bắt đầu sự nghiệp của mình là một viên chức của Hoàng gia Anh làm việc tại các chính quyền thuộc địa ở trong vùng Nam Á. Tuy nhiên, khi khám phá ra kho tàng trí tuệ PG đang ẩn tàng phía sau những bộ kinh Pàli đồ sộ ở Tích Lan, ông đã quyết định chấm dứt con đường danh vọng của mình mà đi thẳng vào lĩnh vực học thuật và nghiên cứu ngôn ngữ Pàli.
    << < 1 2 > >>