1. TƯ CÁCH NGƯỜI THỌ GIỚI:
Theo sự ghi chép trong Kinh tạng và Luật tạng, thì nguyên thủy những vị xuất gia liền thọ cụ túc ngay. Vị sa-di đầu tiên của Giáo hội là tôn giả La-hầu-la. Lúc bấy giờ số tỳ-kheo Tăng đệ tử đức Thích Tôn được ghi nhận là trên một nghìn
người. Trong tất cả những vị này không một ai đã từng thọ giới sa-di cả. Cho nên, việc thọ sa-di trước khi thọ cụ túc không phải là điều bắt buộc. Tuy vậy, trong sự thực hành củacả hai truyền thống Bắc và Nam tông, cho đến nay, trước khi thọ cụ túc phải thọ sa-di, chứ không có trường hợp từ cư sĩ với năm giới đi thẳng lên cụ túc. Mục đích của sự thực hành này nhắm giải trừ tối đa những trường hợp mà chí nguyện xuất gia không bền vững. Nhưng trong nhiều trường hợp nếu nhận thấy tư cách giới tử đã trọn vẹn và thời gian học tập làm sa-di không cần thiết, thì cho thọ cụ túc ngay. Trong trường hợp này, sự truyền thọ sa-di và cụ túc cho một giới tử tiến hành liên tục trong một lúc. Về sự nghiệm xét tư cách của người thọ giới, trong nguyên thủy chỉ đặt trọng tâm vào sự tin tưởng Phật pháp và đời sống phạm hạnh. Nhưng sự nghiệm xét này tỏ ra chưa đủ khi mà giáo hội Tăng-già được mở rộng cho mọi thành phần xã hội khác nhau, do đó về sau cần có thêm những nhận xét về hình thức của giới tử nữa. Sự nghiệm xét này được gọi là hỏi về các già nạn, cũng gọi là các pháp chướng ngại. Công việc này được thực hiện bởi Tăng; nó Khi giáo hội càng được mở rộng, thì công việc nghiệm xét tư cách giới tử càng trở nên phức tạp. Do đó, trước khi Tăng chính thức thẩm vấn người thọ. Lại còn đặt thêm một giai đoạn nghiệm xét dự bị nữa. Công việc này do vị Hòa thượng chịu trách nhiệm. Trọng tâm của sự thẩm tra này là nhằm vào nghi biểu của giới tử. Một số trường hợp điển hình được kể trong các Luật bộ, theo đó những người mà sáu căn không đầy đủ, tức mù, què, điếc, câm, ngọng v.v... đều không được chấp nhận. Các điều này vốn được triển khai chi tiết từ một trong các già nạn, sẽ được đề cập trong đoạn sau, phần chính thức tiến hành tác pháp. Nói một cách vắn tắt, nguyên tắc mà Phật qui định từ nguyên thủy rằng những người sáu căn không đầy đủ, hoàng môn, lại cái, không được chấp nhận là với lý do rằng những người này không thể có tiến bộ trong Thánh pháp luật, tức sự tàn khuyết của hình hài khiến người ấy không đủ khả năng sống đời sống phạm hạnh cho đến đạt mục đích cuối cùng, tức Niết-bàn ngay trong hiện tại.78 Thế nhưng khi qui định loại trừ tất cả những người xấu xí, các bộ phái này muốn rằng Tăng chỉ gồm những thành viên có tướng mạo khả quan. Có lẽ trong quá trình phát triển, một số bộ phái đã bị áp lực của thành kiến giai cấp và chủng tộc trong truyền thống Ấn. Trong xã hội của ta, từ xưa đến nay vấn đề giai cấp và nguồn gốc chủng tộc không trở nên thành kiến trầm trọng, nên cácqui định chi tiết trong một số luật của các bộ phái hầu như
không có thực tế để trắc nghiệm giá trị hiện thực của chúng.
Theo thông lệ được duy trì cho đến nay ở nước ta, trong giai đoạn nghiệm xét dự bị này còn có cuộc thi. Nguồn gốc của thể lệ này có từ thời nhà Đường bên bớt người xuất gia, các vua chúa Đường đặt ta cuộc thi tuyển Tăng, phỏng theo tổ chức Thi tuyển nhân tài của triều đình. Những người trúng cách, sẽ được thọ cụ túc, được cấp phát giới đao và độ điệp. Sự tổ chức như thế là bên ngoài các qui định nguyên thủy của Phật, cũng như của các bộ phái về sau. Như vậy đã bị ảnh hưởng bởi điều kiện chính trị và xã hội. Tuy vậy, ngày nay, để loại bớt số tỳ-kheo thất học, việc khảo hạch để thọ giới vẫn thường xuyên tổ chức, nhưng với sự áp dụng linh động hơn. Dù qui định và tổ chức theo hình thức nào đi nữa, thì sự tuyển
Tăng xứng đáng về phẩm chất, đạo đức cũng như về trình độ hiểu biết Phật pháp vẫn là vấn đề quan trọng. Tổ chức và định chế xã hội càng phức tạp, việc tuyển Tăng càng cần được tiến hành nghiêm túc, để tránh cho Tăng không bị coi là một tập thể ô hợp.
2. TƯ CÁCH CỦA HOÀ THƯỢNG TRUYỀN GIỚI:
Hòa-thượng là một thổ âm của các xứ thuộc miền Tây vực Trung quốc, do phát âm trại đi từ upādhyāya mà Hán có phiên âm chính xác là Ô-ba-đà-da hay Ưu-ba-đà-da và thường dịch là thân giáo sư nhưng thường gọi là bổn sư. Theo nghĩa đen upādhyāya được hiểu là vị giám hộ, là vị thầy trực tiếp dạy dỗ việc học đạo cũng như hành đạo cho đệ tử. Hòa thượng cho cạo tóc xuất gia và truyền giới sa-di gọi là Hòa thượng thế độ. Hòa thượng truyền giới cụ túc thì gọi là Hòa thượng truyền giới, và Hòa thượng truyền dạy kinh luật gọi là Hòa thượng y chỉ. Thông thường, Hòa thượng thế độ, truyền giới và y chỉ là một, vì có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn học tập các bổn phận của người xuất gia. Trừ trường hợp đặc biệt, như Hòa thượng thế độ hoàn tục hay đã qua đời thì mới được phép thỉnh cầu vị khác làm Hòa thượng truyền giới cụ túc. Hoặc cần học hỏi thêm nhiều Thánh pháp luật mà Hòa thượng thế độ không đủ khả năng hướng dẫn mới thỉnh cầu vị khác làm Hòa thượng y chỉ. Những đức tính cần thiết phải có để làm Hòa thượng như đã nói trong đoạn trên, phần nói về tư cách làm Thầy. Theo đó,phải đủ 10 hạ, có phẩm chất đạo đức cao và có trí tuệ, cũng như có khả năng giải quyết những tâm tình khúc mắc cho đệ tử. Và điều quan trọng nữa là phải được Tăng tác pháp yết-ma cho thâu nhận đệ tử và truyền giới sa-di và cụ túc. Theo qui định của Phật được ghi trong các Luật tạng, một vị Hòa thượng không được đồng thời nuôi dạy hai sa-di và trong một năm không được truyền giới cụ túc cho hai người. Bởi vì Hòa thượng truyền giới đồng thời cũng là vị giám hộ, có trách nhiệm thay Tăng giáo dục người mới thọ học tập các bổn phận của một tỳ-kheo và thông suốt tất cả giới luật của tỳ-kheo, tối thiểu trong thời gian 5 năm kể từ ngày thọ giới. Nếu cùng lúc truyền giới cho hai người, thì sẽ không chu toàn trách nhiệm giáo dục ấy. Đó là nói theo các nguyên tắc mà Luật tạng qui định. Còn trên thực tế thì nước ta từ xưa các nguyên tắc này không được áp dụng hoàn toàn. Bởi vì, lúc bấy giờ việc thọ giới thường được tổ chức theo qui mô rộng rãi cho nhiều người y như một cuộc sát hạch để tuyển chọn nhân tài của thế gian. Do đó việc tổ chức giới đàn không thể Thỉnh thoảng vài ba năm hoặc một năm mới có một giới đàn. Một lần tổ chức như vậy là phải thỉnh các cao Tăng từ nhiều địa phương về một chỗ để làm giới sư, và các giới tử nhiều địa phương khác cũng qui tụ về một chỗ được chọn làm địa điểm
tổ chức giới đàn. Sự qui tụ như vậy trong điều kiện giao thôngthời trước không phải là đơn giản. Cho nên một giới đàn thường truyền luôn cả giới sa-di, giới cụ túc và Bồ tát, và số giới tử ít khi dưới một trăm người. Trong trường hợp như vậy mà áp dụng đúng theo nguyên tắc luật tạng qui định, một Hòa thượng chỉ được phép truyền cụ túc cho một người (hoặc tối đa là hai người) thì việc tổ chức thành ra phiền phức. Vì lý do đó, tại mỗi giới đàn truyền giới, chỉ thỉnh một vị Hòa thượng truyền giới, gọi là hòa thượng Đường đầu, cùng với hai vị A xà lê và bảy vị tôn chứng. Kể từ thời trung hưng hiện đại của đạo Phật Việt nam, mặc dù đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong các sinh hoạt của Tăng, nhưng thể lệ tổ chức giới đàn này vẫn còn được duy trì. Hầu như rất ít có trường hợp mà một giới đàn chỉ truyền thọ giới cụ túc cho một người. Đại đa số những người từ các địa phương qui tụ về một chỗ để thọ giới, sau đó ai trở về trú xứ ấy, còn vị Hòa thượng truyền giới sau khi đã truyền giới xong hầu như không biết rõ số giới tử mà mình đã truyền, và không có trách nhiệm giáo dục gì đối với họ cả. Rồi trong những người đã thọ giới trở về địa phương mình, y chỉ theo bổn sư mình thì phần lớn ít ai được học tập tương đối đầy đủ bổn phận của tỳ-kheo, bởi vì ngay cả vị bổn sư ấy có người không thông hiểu luật gì cả, làm sao dạy dỗ? Khiến cho các người thọ giới đã trên mấy chục năm, nếu kể về hạ lạp thì đã được dự vào hàng Thượng tọa, nhưng không hiểu biết gì về Ba-la-đề-mộc-xoa, không hiểu biết gì các yết-ma thông thường như kết giới, truyền giới, an cư, tự tứ v.v… Thảng hoặc những người này tập họp tại một trú xứ, đủ túc số để trở thành Tăng, mà từ Thượng tọa xuống đến hạ tọa không ai biết rõ các phận sự của Tăng cả. Tăng như vậy thì làm sao mà chánh pháp không suy đồi? Đây là sự kiện nghiêm trọng, quan
hệ đến toàn bộ sinh mạng của chánh pháp, cho nên những vị trì luật không thể không lưu tâm để chỉnh đốn. Nói tóm lại, nguyên tắc qui định rằng một Hòa thượng trong một năm chỉ được phép truyền giới cụ túc cho một người, đó là ngăn ngừa sự thiếu sót trong trách nhiệm giáo dục. Ngày nay, như tại các Phật học viện, có ban giám viện, ban giám học, ban giám luật, ban lãnh chúng v.v… thì sự giáo dục tập thể có khả năng chu toàn được. Do đó nguyên tắc nói trên cần được áp dụng một cách linh động.
3. THỈNH THẦY Y CHỈ:
Người mới thọ giới tỳ-kheo, công việc trước hết là phải học tập đầy đủ các bổn phận của một tỳ-kheo. Phật chế, tỳ-kheo chưa đủ 5 tuổi hạ không được phép rời thầy y chỉ mà sống riêng biệt một mình.111 Nếu đủ 5 tuổi hạ, nhưng chưa học hết giới bổn, chưa rõ những điều nào nên làm hay không nên làm, trường hợp nào phạm tội hay không phạm tội, trường hợp nào phạm tội nặng, trường hợp nào phạm nhẹ, không biết làm các pháp yết-ma, không rõ các phận sự thuyết giới, an cư, tự tứ; tỳ-kheo đó vẫn chưa được phép rời thầy y chỉ. Dù tuổi hạ 60, và tuổi đời 80 mà không thông các phận sự ấy thì cũng chưa được phép rời y chỉ. Một tỳ-kheo mà không thông suốt các phận sự của tỳ-kheo, nếu sống tự lập không y chỉ, thảng hoặc đến một trú xứ nào mà tại nơi đó tình cờ cũng tập hợp các tỳ-kheo đủ túc số tối thiểu để thành Tăng, nhưng trong đó lại không một ai biết yếtma, biết thuyết giới hay tự tứ, thì làm sao họ có thể thực hiệncác phận sự thông thường của Tăng. Hạng tỳ-kheo ấy, đức Phật ví như một đàn dê, ngu si, chỉ biết ăn và ngủ. Thông thường, vị y chỉ sư chính là bổn sư thế độ cho xuất gia, và cũng là Hòa thượng truyền giới cụ túc. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, hoặc Hòa thượng tịch hoặc bãi đạo, thì phải tìm đến một vị Thượng tọa đủ các đức tính, như đã nói mục tư cách của vị Hòa thượng ở trên, thỉnh cầu làm y chỉ sư, sống nương tựa theo vị này mà học đạo. Trong khi đang nương tựa theo y chỉ sư mà sống, nếu có duyên sự cần đi xa, phải trình bày rõ, để thầy trù lượng có nên đi hay không, và nơi đến là nơi nào, đi bao nhiêu ngày. Nơi cần đến mà không có vị nào đủ tư cách làm y chỉ sư, không được phép dừng lại đó cho đến đêm thứ sáu mà vẫn không có người làm
y chỉ. Nếu tại đó có Thượng tọa có thể làm y chỉ, Thượng tọa cần hỏi han cẩn thận về bổn sư của người xin y chỉ, về gốc trú xứ, về sự học hỏi kinh điển như thế nào. Nếu trả lời đúng pháp thì mới chấp nhận; còn trả lời mơ hồ, không đúng pháp, thì Thượng tọa nên nói: “Tôi không quen biết ông. Vậy ông nên đi nơi khác mà cầu y chỉ.” Hoặc Thượng tọa có một vài điểm nghi ngờ nào đó, có thể tạm thời cho lưu lại ít ngày để dò xét, cho đến đêm thứ sáu phải cho y chỉ, nếu thấy hiệp ý.Luật cũng nói rằng, khi vị tân tỳ-kheo tìm đến một Thượng tọa xin y chỉ, nếu Thượng tọa không đủ khả năng cung cấp cho Phật pháp cũng như vật thực, thì tân tỳ-kheo ấy có thể tự động bỏ đi khỏi cần thưa hỏi. Nếu Thượng tọa chỉ có khả năng cung cấp vật thực nhưng không thể dạy cho Phật pháp, thì nên thưa hỏi rồi mới đi. Trường hợp vì Thượng tọa có khả năng dạy bảo Phật pháp, nhưng không có đủ vật thực, thì cho dù kham khổ cũng cần phải suốt đời nương tựa theo mà học đạo. Nếu Thượng tọa có đủ cả thực lẫn pháp, thì cho dù có bị xua đuổi cũng không được bỏ đi. Trong lúc đang tiền an cư, nếu thầy y chỉ tịch, phải đi tìm vị khác mà tác pháp hậu an cư. Nếu trong lúc hậu an cư thầy y chỉ tịch, có thể lưu lại chỗ cũ trong một thời gian hai kỳ bố-tát, sau đó phải đi đến nơi khác tìm thầy y chỉ, không được để quá ngày bố-tát thứ hai. Hoặc tại trú xứ có nhiều tân tỳ-kheo cùng y chỉ một Thượng tọa, mà vị Thượng tọa ấy nửa chừng viên tịch, thì nên thỉnh cầu một Thượng tọa đủ đức khác về đây làm y chỉ. Trong khoảng hai kỳ bố-tát nếu không tìm được thầy y chỉ, các tân tỳ-kheo ở đây phải tự động lên đường đi tìm y chỉ, không được quá ngày bố-tát thứ hai. Thượng tọa y chỉ sư và các tỳ-kheo y chỉ đối đãi nhau như tình cha con. Tân tỳ-kheo có bổn phận hầu hạ, chấp tác những công việc nặng nhọc thay thầy y chỉ. Bổn phận thờ thầy không khác như sa-di thờ thầy, được nói trong luật sa-di, ở đây không cần thiết phải nhắc lại. Trong trường hợp tân tỳ-kheo y chỉ ngoan cố, khó dạy bảo, Thượng tọa tự thấy không đủ khả năng tiếp tục dạy bảo, dù với bất cứ phương tiện nào, nhẫn đến trách mắng hay trừngphạt, thì Thượng tọa hoặc đuổi đi, hoặc tuyên bố dứt y chỉ. Nhưng nếu tân tỳ-kheo đó lại là người có thế lực, không thể tuyên bố dứt y chỉ theo cách thông thường, thì Thượng tọa có thể đi ra khỏi đại giới một đêm, hoặc vào ngủ trong giới
trường một đêm, cho đến ánh sáng ban mai xuất hiện mới trở lại đại giới trú xứ. Đây là phép dứt y chỉ. Bởi, theo luật quy định, tân tỳ-kheo sống khác phạm vi cương giới với thầy y chỉ cách một đêm, thì sự y chỉ bị dứt. Phép dứt y chỉ này áp dụng cho cả Thượng tọa và tân tỳ-kheo. Như trường hợp ngược lại, khi Thượng tọa có những hành vi mà mình không kham chịu đựng; và cũng không thể can gián; và đã có can gián mà Thượng tọa đó cũng không nghe; và bản thân không thể rời trú xứ ấy được, vị tân tỳ-kheo có thể làm pháp dứt y chỉ như đã nói. Những sự việc liên hệ vấn đề y chỉ là những phận sự đầu tiên và căn bản của tân tỳ-kheo, do đó, không thể không biết, hoặc biết sơ sài. Cách ngôn Ấn độ có câu: “Con sâu, cái kiến dù là thân phận thấp hèn nhưng nếu bám lên được cánh hoa thì có thể ở trên đầu của hàng vương giả.” Người mới xuất gia cũng vậy, phải nương theo những bậc đạo cao đức trọng để được cất nhấc lên cao, hướng dẫn tới đời sống cao thượng hơn, như thế mới không phụ sơ tâm của mình.
Phép thỉnh y chỉ Y áo chỉnh tề, đến trước Thượng tọa, lễ ba lễ, quì xuống, chấp tay bạch:
“Đại đức rũ lòng thương tưởng. Con tỳ-kheo…, nay cầu xin đại đức làm thầy y chỉ. Ngưỡng mong đại đức làm nơi nương tựa cho con. Con nương tựa đại đức mà sống và học đạo.”
Thượng tọa nói:
“Được vậy. Ta làm y chỉ cho ngươi. Hãy cẩn thận chớ buông lung.”
Tỳ-kheo cầu y chỉ đáp:
“Y giáo phụng hành.”
4. TƯ CÁCH LÀM THẦY:
Trừ những người vì mục đích lợi dưỡng mà ngụy trang xuất gia thì không kể, tất cả những người xuất gia đều phải hướng đến mục đích cao thượng, đó là giải thoát và giác ngộ. Không phải tất cả đều có thể thành đạt mục đích ấy ngay trong đời này, nhưng cuộc sống thanh tu là nền tảng nâng cao phẩm giá của người xuất gia. Bởi vì đó là đời sống học tập theo Thánh giả A-la-hán, mặc dù tâm tư vẫn còn nhiều ô nhiễm. Cho nên, sự giáo dục phẩm cách đạo đức của người xuất gia trở thành trách nhiệm trọng đại của những bậc thầy trong Tăng chúng. Làm bậc thầy thâu nhận đệ tử mà không biết giáo dục là một trọng tội. Vả lại, một người phát tâm xuất gia, nương theo thầy mà học đạo, là gởi trọn cả cuộc đời của mình cho thầy. Nên hay hư đều đặt tất cả niềm tin của mình vào thầy. Trách nhiệm giáo dục, tài bồi phẩm cách đạo đức cho đệ tử đã quan trọng như vậy, tư cách làm thầy phải như thế nào mới được coi là xứng đáng? Luật tạng ghi chép rất nhiều đức tính mà một vị thầy cần phải có. Trong số nhiều đức tính này, ở đây có thể tổng quát bao gồm hai khía cạnh, khía cạnh vật chất và khía cạnh tinh thần. Về khía cạnh vật chất, người làm thầy phải có khả năng cung cấp các phương tiện sống cho đệ tử theo tiêu chuẩn thiểu dục tri túc của người xuất gia. Nhưng quan trọng hơn cả là những đức tính thuộc khía cạnh tinh thần. Theo đó, người thầy phải đủ khả năng hướng dẫn đệ tử hành trì giới luật và học kinh điển, tu tập thiền định, có đủ kinh nghiệm để giải quyết những tâm tư khúc mắc của đệ tử. Nói chung, trách nhiệm làm thầy cũng như trách nhiệm làm cha. Nhưng bổn phận làm cha phần lớn tập trung vào việc nuôi dưỡng lớn sắc thân, còn bổn phận làm thầy là phải nuôi lớn pháp thân của đệ tử, cho nên bổn phận đó còn trọng đại hơn cả người cha nữa.Nói một cách cụ thể, tổng hợp những đức tính mà các Luật bộ quy định về tư cách làm thầy, có năm điều chính yếu như sau:
1. Tuổi đạo phải đủ mười hạ.
2. Phải biết rõ các trường hợp trì và phạm, khinh và trọng về giới luật.
3. Kiến thức phải rộng rãi.
4. Có đủ khả năng giải quyết những tâm tư khúc mắc của đệ tử.
5. Có khả năng đoạn trừ tà kiến cho đệ tử.
Nói tóm lại, làm thầy phải biết giáo dục đệ tử về các mặt giới, định và tuệ, đó là ba khoa mục học hỏi mà người học đạo cần phải theo đuổi trong quá trình tấn tu đạo nghiệp. Nếu tự nhận thấy quá yếu kém trong các khoa mục đó, thì khoan làm thầy vội, mà bản thân cần phải tự cố gắng để đạt đến trình độ khả quan, chứ không nên thâu nhận đệ tử một cách cẩu thả vội vàng, vô trách nhiệm.
5. BIẾT PHÁP NUÔI ĐỆ TỬ:
Yết-ma súc chúng là thủ tục hành sự của Tăng chấp thuận một tỳ-kheo được phép thâu nhận đệ tử thế phát xuất gia, truyền giới sa-di và cụ túc, sau khi đã kiểm nghiệm xét cẩnthận tư cách của vị tỳ-kheo ấy. Ý nghĩa của nó cũng giống. Như một người đã học xong ngành y, tự xét hội đủ khả năng và điều kiện để trị bệnh cho người, thì phải thông qua sự chấp thuận của hội đồng bác sĩ, mới được phép hành nghề. Thật vậy, việc chấp thuận của Tăng, ngoài mục đích kiểm nghiệm tư cách làm thầy để bảo đảm tương lai cho những người sẽ xuất gia và tu tập dưới sự hướng dẫn và giáo dục của thầy tỳ-kheo ấy, nó còn có mục đích duy trì sự hòa hiệp của Tăng. Nếu một người tự ý xác nhận tư cách của mình, rồi tự ý thâu nhận đệ tử, thì trong nhiều trường hợp có thể tạo thành nhóm sư môn biệt lập không cần biết đến sự hiện diện của Tăng, bất chấp thẩm quyền của Tăng trong các vấn đề xử trị. Đấy là nguyên nhân có thể đưa đến sự chia rẽ trong Tăng. Gây chia rẽ trong Tăng là một trong năm tội đại nghịch không bao giờ được tha thứ trong Phật pháp.
Trong khoảng thời gian đầu của cuộc đời hóa đạo, thì chính đức Thích Tôn thường trực tiếp truyền giới cho các tỳ-kheo. Về sau, do sự phát triển rộng rãi trong nhiều địa phương, sự việc đưa một người đến trực tiếp với Ngài thật là khó khăn phiền phức, nên Ngài cho phép các tỳ-kheo được truyền giới cụ túc. Nhưng rồi, có người chỉ mới được một hai hạ đã thâu nhận đệ tử và truyền giới cụ túc. Với số tuổi đạo còn ít, công phu tu dưỡng chưa bao nhiêu, nên các tỳ-kheo này thiếu sót bổn phận làm thầy. Do đó, đức Phật chế định rằng tỳ-kheo phải đủ mười hạ mới được phép thâu nhận đệ tử. Có người vừa đủ mười tuổi hạ nhưng sự học tập của họ về giới luật chưa thông suốt, nên sau khi thâu nhận đệ tử rồi thì cũng không đủ khả năng để dạy dỗ. Đức Phật lại chế định, dù đủ mười tuổi hạ, nhưng phải đủ các đức tính làm thầy. Một số tỳ-kheo tự thấy mình đã hội đủ tất cả các điều kiện như thế, bèn tự tiện thâu nhận đệ tử. Do đó, Ngài chế định thêm rằng, sau khi đủ mười tuổi hạ, có trí tuệ và khả năng dạy dỗ rồi, nếu tỳ-kheo nào muốn thâu nhận đệ tử xuất gia truyền giới sa-di hay cụ túc, phải trình cho Tăng biết, để Tăng nghiệm xét. Sau khi nghiệm xét tư cách làm thầy của tỳ-kheo đó, nhận thấy không có điều nào thiếu sót, mới bạch nhị yết-ma cho phép. Tỳ-kheo nào chưa được Tăng yết-ma cho phép thì không bao giờ được thâu nhận đệ tử. Việc bạch Tăng xin phép này chỉ cần thực hiện một lần. Từ đó về sau, nếu muốn độ người xuất gia, tỳ-kheo ấy khỏi phải bạch Tăng xin lại.Tỳ-kheo muốn bạch Tăng xin phép yết-ma súc chúng, trước hết lễ thỉnh các tỳ-kheo tập họp. Sau khi Tăng họp tỳ-kheo xin yết-ma súc chúng bước ra lễ Tăng ba lễ, rồi quì xuống, chấp tay bạch rằng:
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tôi tỳ-kheo… yêu cầu xin được độ người, truyền giới cụ túc. Kính mongTăng chấp thuận, tôi tỳ-kheo… được phép độ người, truyền giới cụ túc, từ mẫn cố.
Bạch như vậy ba lần. Sau khi Tăng nghiệm xét, nếu nhận thấy tỳ-kheo này chưa đủ điều kiện và khả năng, có thể bác bỏthỉnh cầu bằng cách tuyên bố rằng:
Này đại đức, thôi đi! Hãy khoan độ người.
Trái lại, nếu nhận thấy đủ tư cách, thì Tăng tiến hành yết-ma súc chúng. Thầy yết-ma bạch:
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ-kheo… này nay thỉnh cầu Tăng cho phép độ người, truyền thọ giới cục túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, mong Tăng chấp thuận. Tăng nay cho phép tỳ-kheo… được độ người, truyền thọ giới cụ túc. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ-kheo… này, thỉnh cầu Tăng cho phép độ người, truyền thọ giới cụ túc. Tăng nay cho phép tỳ-kheo… này được độ người, truyền thọ giới cụ túc. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng cho phép tỳ-kheo… được độ người, truyền thọ giới cụ túc, thì im lặng. Ai không chấp thuận, hãy nói. Tăng đã chấp thuận cho tỳ-kheo… được độ người truyền thọ giới cụ túc, vì im lặng. Tôi ghi nhận như vậy.
(Trích Yết Ma Yếu Chỉ của H.T. Thích trí Thủ)